Ngày nay, quá trình giao thương nội địa hay quốc tế ngày càng diễn ra vô cùng sinh động, do đó, lĩnh vực Logistics luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế xã hội. Với cơ hội kinh doanh ngày càng rộng mở trong thế giới phẳng như hiện nay, tiềm năng phát triển của ngành Logistics trong tương lai là vô cùng lớn.
Logistics là ngành gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất thì Logistics là dịch vụ cung cấp, vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Công việc của các công ty Logistics là lên kế hoạch cụ thể, kiểm soát sự di chuyển của hàng hóa hay thông tin về nguyên liệu từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ theo yêu cầu khách hàng đặt ra. Để cạnh tranh hiệu quả trong ngành này, các công ty phải luôn cải tiến và chú trọng đến yếu tố số lượng, chất lượng, thời gian và giá cả dịch vụ.
Bên cạnh nghiệp vụ giao – nhận, ngành Logistics còn bao gồm những hoạt động khác như bao bì, đóng gói, kho bãi, lưu trữ, luân chuyển hàng hóa, xử lý hàng hỏng… Nếu làm tốt ở khâu Logistics này, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí về vận chuyển, từ đó giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và lợi nhuận cho công ty.
Ngành Logistics học những gì?
Học ngành Logistics tại các trường sẽ đào tạo bài bản những kiến thức nền tảng (lí thuyết) và ví dụ về tính huống, bài tập thực hành trong thực tế về toàn bộ những nội dung liên quan đến giao nhận quốc tế, hải quan, chi phí logistics, hãng tàu, kho bãi hàng hóa,…
Đồng thời, ngành này cũng được học những kiến thức marketing quốc tế, quản trị chiến lược, xây dựng – quản lý hệ thống các chuỗi bố trí kho bãi và các điểm kết nối kho bãi, các phương thức vận tải một cách tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian trong cung ứng hàng hóa.
Cụ thể hơn, về kiến thức chuyên ngành, sinh viên được biết chuyên sâu về kinh tế logistics, quản trị nhân sự, luật vận tải, quản trị logistics, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị hệ thống phân phối, giao nhận vận tải, khai thác vận tải đa phương thức, nghiệp vụ tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và vận tải đa phương thức (kết hợp các phương thức vận tải như đường biển và hàng không, đường biển và đường sắt,…
Học ngành Logistics ra trường làm gì?
Logistics có thể chia thành 3 mảng chính là kho bãi, vận chuyển và giao nhận. Cụ thể có các hoạt động khác nhau như:
– Dịch vụ cho thuê kho bãi và lưu trữ hàng hóa.
– Dịch vụ bốc xếp và dỡ hàng hóa từ phương tiện vận chuyển như tàu, xe hoặc container…
– Dịch vụ đại lý vận tải phụ trách làm thủ tục hải quan, lập kế hoạch vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa.
– Các dịch vụ liên quan đến vận tải bao gồm dịch vụ vận tải đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không, đường sắt, đường bộ và đường ống.
– Các dịch vụ bổ trợ như tiếp nhận, lưu kho hàng hóa, quản lý thông tin liên quan đến quá trình vận chuyển và lưu kho, xử lý các vấn đề phát sinh như hàng bị lỗi, hàng hỏng, hàng quá hạn sử dụng, hàng bị khách trả lại, hàng tồn kho…
– Các dịch vụ Logistics liên quan khác: dịch vụ bưu chính, dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật, dịch vụ thương mại bán buôn/ bán lẻ…
Để xác định ngành mà mình mong muốn theo học, đầu tiên chúng ta phải biết được mục tiêu nghề nghiệp của mình là gì? Mình có những ưu thế về ngành nào? Vậy để hiểu được các vấn đề này trước khi chọn theo học ngành Logistics trong tương lai hãy cùng HRC tìm hiểu nhé.