Kỹ thuật Cơ khí luôn là một trong những ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế – xã hội toàn cầu. Ngày nay, tất cả các máy móc vận hành trong các dây chuyền sản xuất, hoạt động ở mọi nơi (trên và dưới mặt đất, trên bề mặt biển và dưới đáy biển, trên không gian và cả ngoài vũ trụ,…) đều có sự đóng góp to lớn của các nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật cơ khí.
Chính vì vậy, ngành Kỹ thuật Cơ khí luôn là ngành học thu hút rất nhiều bạn trẻ theo đuổi.Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ “ngành Kỹ thuật Cơ khí là gì, ra trường làm gì?”.
Giới thiệu về ngành Cơ Khí
Kỹ thuật Cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích. Cơ khí áp dụng các nguyên lý nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động, phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất, vũ khí,…
Học ngành Kỹ thuật Cơ khí, bạn được trang bị kiến thức, kỹ năng gia công, thiết kế, chế tạo và cải tiến các sản phẩm cơ khí; khả năng vận hành, lắp ráp, bảo trì các thiết bị cơ khí, hệ thống cơ khí và giải quyết những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị trong quy trình sản xuất. Biết đọc và vẽ bản vẽ kỹ thuật; thành thạo công nghệ CAD/CAM/CNC/CAE, giao diện người máy.
Các chuyên ngành của ngành cơ khí
Một số môn học chuyên ngành tiêu biểu trong chương trình đào tạo ngành kỹ thuật cơ khí như sau:
- Kỹ thuật cơ khí
- Cơ khí
- Điện
- Điện tử kỹ thuật
- Công nghệ thông tin
- Cơ khí hóa
- Kỹ thuật xây dựng
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Sinh viên mới ra trường có đủ trình độ văn hóa, kỹ thuật và năng lực thực hành sẽ có nhiều cơ hội phát triển với các vị trí như:
- Kỹ sư cơ khí: thiết kế, vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm
- Chuyên viên điều khiển máy móc, thiết bị
- Chuyên viên tư vấn kỹ thuật
- Kinh doanh thuộc lĩnh vực cơ khí
Nếu gắn bó với nghề lâu, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên những chức vụ cao hơn như trưởng bộ phận kỹ thuật, quản lý, giám đốc kỹ thuật,… tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử.
Để xác định chuyên ngành mà mình mong muốn theo học, đầu tiên chúng ta phải biết được mục tiêu nghề nghiệp của mình là gì? Mình có những ưu thế về ngành nào? Vậy để hiểu được các vấn đề này trước khi chọn theo học ngành cơ khí trong tương lai hãy cùng HRC tìm hiểu nhé.